TIN TỨC BỆNH VIỆN

Bệnh đái tháo đường
[ Cập nhật vào ngày (25/11/2020) ]

1. Bệnh đái tháo đường là gì? Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa hydratcarbon do thiếu insulin biểu hiện bằng sự tăng đường trong máu và xuất hiện đường trong nước tiểu.


- Nguyên nhân gây bệnh chưa thật rõ ràng và tìm nguyên nhân gặp nhiều khó khăn. Song có một số yếu tố thuận lợi gây bệnh như yếu tố gia đình, cơ địa người bệnh, tổn thương, viêm tụy, sỏi tụy, u tụy, xơ gan, chấn thương tinh thần.
- Với tình hình hiện nay thì tỷ lệ người bị căn bệnh đái tháo đường rất cao. Bệnh này được chia ra làm 2 loại:

  + Bệnh đái tháo đường typ I: Bệnh này thường xảy ra ở những người trẻ tuổi do bệnh lý ở tụy, u, sỏi, viêm tụy hoặc di truyền.

  + Bệnh đái tháo đường typ II: Bệnh thường xảy ra ở những người đã có tuổi, bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp dẫn tới thiếu máu tụy, sơ hóa tụy, nhiễm mỡ tụy.

1.  Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh nên chúng ta phải tìm hiểu thật kỹ để biết mình có mắc phải căn bệnh này không.

a.Nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh đái tháo đường tuýp 1

- Bệnh đái tháo đường tuýp 1 có liên quan đến các yếu tố di chuyền, môi trường và cơ chế miễn dịch. Khi cơ thể con người mang kháng nguyên HLA thì sẽ có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng bệnh đái tháo đường tuýp 1.
- Nếu như cơ thể bị các tác nhân từ môi trường tác động vào gây ra những tổn thương cho các tế bào beta. Bên cạnh đó các tế bào bạch cầu tiết ra chất gây độc tố cho tế bào beta, làm tế bào này bị tổn thương do đó sẽ làm ngừng tiết ra insulin.
- Đái tháo đường tuýp 1 thường xảy ra ở những người trẻ tuổi do bệnh lý ở tụy: u, sỏi, viêm tụy hoặc di truyền.

b. Nguyên nhân gây ra tình trạng đái tháo đường tuýp 2

    Tình trạng bệnh đái tháo đường tuýp 2 chiếm tỷ lệ cao hơn bởi căn bệnh này gây ra do ăn quá nhiều chất béo, chất có chứa nhiều đường và ít vận động.
Ngoài ra nó còn do tuyến tụy không tiết ra insulin hoặc không đủ nhu cầu cho cơ thể.        Tình trạng thiếu hụt insulin kéo dài sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường.
    Bệnh đái tháo đường tuýp 2 xảy ra ở những người bệnh không mắc chứng béo phì mà nguyên nhân ở đây là do giảm tiết insulin, còn đối với những người mà mắc bệnh béo phì, thừa mỡ thì do sức đề kháng của insulin kém.
Căn bệnh này thường ở những người có tuổi, người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp dẫn tới thiếu máu tụy, xơ hóa tụy, nhiễm mỡ tụy.

c.Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Đây là một tình trạng tăng đường huyết chỉ xảy ra ở thời kỳ mang thai, bởi khi mang thai cơ thể thay đổi hoocmon, sẽ tác động làm giảm sự nhạy cảm của tế bào insulin dẫn đến tăng đường huyết.

Với tình trạng tiểu đường thai kỳ chúng ta có thể có những phương pháp kiểm soát được. Trước hết là đưa ra chế độ ăn phù hợp, luyện tập và có thể phải tiêm insulin.

2.   Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường có các triệu chứng chung như sau:

a.Ăn nhiều:

Bệnh nhân sẽ có những biểu hiện đói và đòi ăn suốt ngày. Lượng glucose trong máu giảm chính vì thế mà cơ thể người bệnh lúc nào cũng có cảm giác đói và muốn bổ sung thêm đường để cơ thể hoạt động.

b.Uống nhiều:

Bệnh nhân có thể uống hàng chục lít nước mỗi ngày. Biểu hiện này là cơ thể đang cần bổ sung thêm lượng nước, vì tiểu nhiều sẽ đi kèm với khát nước. Chính vì thế mà cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để điều chỉnh lượng đường trong máu.

c.Đái nhiều:

Bệnh nhân đái nhiều và đi liên tục, nước tiểu thì có hiện tượng ruồi bâu, kiến đậu, tình trạng này thường diễn ra vào ban đêm.

d.Gầy nhiều:

Tuy người bệnh ăn rất nhiều nhưng lại gầy rất nhanh đặc biệt với những bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 1.

Bởi do trong máu có chứa lượng đường khá cao, tế bào insulin không nhận được glucose để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Lúc này thận cũng phải đi vào hoạt động để loại bỏ lượng đường thừa, việc này sẽ tốn rất nhiều calo.

e.Khô da và cảm giác ngứa khó chịu:

Tình trạng này thường xảy ra ở các vùng kín như cổ hoặc nách. Do cơ thể xảy ra quá trình kháng insulin ngay cả khi lượng đường có trong máu không đủ.
Khi thấy dấu hiệu này thì nên đến bệnh viện để xét nghiệm lượng đường trong cơ thể.
Những trường hợp nặng có thế xuất hiện những hội chứng toan máu: kém ăn, đau bụng, ỉa lỏng, nhức đầu, chóng mặt, rối loạn nhịp thở, hôn mê.
Nếu xét nghiệm đường máu tăng cao > 1,2 lít tương đương > 7 milimon/ lít lúc đói và >11 milimon / lít lúc no và có đường trong nước tiểu.\

3.   Cách phòng người bệnh

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Chính vì vậy mà trước khi muốn tìm hiểu về cách điều trị thì chúng ta nên tìm hiểu về cách phòng tránh căn bệnh này,

a.Cần uống đầy đủ lượng nước mỗi ngày

Một ngày bạn nên cung cấp cho cơ thể mình ít nhất là 2 lít nước, thay vào việc ăn hay uống những thức ăn dạng lỏng có chứa đường thì chúng ta nên uống nhiều nước. Như vậy sẽ giúp bạn không còn cảm giác thèm ăn những thức ăn có chứa đường nữa.

b.Theo dõi cân nặng thường xuyên

Thực hiện chế độ ăn hợp lý, luyện tập thể dục thường xuyên để tránh tình trạng bị béo phì. Ngoài ra nó còn nâng cao sức khỏe cho bạn, mỗi ngày trước khi ăn bạn nên luyện cho mình một thói quen uống 1 cốc nước trước ăn 30 phút, để giảm được khẩu phần ăn trong bữa ăn của bạn.

c.Ăn nhiều rau xanh trong mỗi bữa ăn hằng ngày

Trong bữa ăn hằng ngày bạn nên bổ sung lượng rau xanh nhiều hơn so với các thực phẩm dinh dưỡng khác. Bởi vậy bạn nên ăn các loại rau xanh trước để nhanh có cảm giác no từ đó mà bạn có thể hạn chế được những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và nhiều đường.

d.Kiểm soát sự căng thẳng đầu óc

Khi đầu óc căng thẳng, stress sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh đái tháo đường. Chính vì vậy bạn luôn phải giữ cho tinh thần được thoải mái, vui vẻ, hay có thể tìm những cách học để kiểm soát tinh thần của mình.

e.Không nên vừa ăn vừa xem tivi

Vì xem tivi làm bạn tập trung xem mà quên mình ăn bao nhiêu khiến bạn có thể ăn nhiều hơn. Ngoài ra sau khi ăn xong không nên sử dụng đồ tráng miệng là bánh kẹo vì nó sẽ làm cho cơ thể bạn duy trì đường huyết và lượng calo tiêu thụ sẽ bị giảm đi.

f.Ngủ đủ giấc

Một ngày nên ngủ đủ 8 tiếng để cơ thể luôn khỏe mạnh và phòng tránh mắc bệnh đái tháo đường.

*Kết luận

     Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về bệnh đái tháo đường – một chứng bệnh âm thầm nhưng gây nhiều hệ lụy khó lường mà chúng ta nhất định phải biết. mong rằng tất cả mọi người hiểu rõ hơn những thông tin về chứng bệnh này để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hãy chia sẻ thông tin cho bạn bè, người thân để không ai phải lo sợ về huyết cao nhé!



Bs Nguyễn văn Lùng Trạm y tế Khánh An

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc



QR CODE FanPage


TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN AN PHÚ

Địa chỉ: Đường Bờ Bắc Kinh Mới, Thị Trấn An Phú, Huyện An Phú, Tỉnh An Giang

Điện thoại: 076.3826718

Email: benhvien.anphu@angiang.gov.vn

© Trung tâm y tế huyện An Phú


Số người online: 5
Lượt truy cập: 267856
Thiết kế: