TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE

LỐI SỐNG VÀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
[ Cập nhật vào ngày (27/11/2017) ]

Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính không lây đang ngày một gia tăng nhanh chóng.


Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, cũng có thể được điều trị bằng chế độ ăn trong trường hợp tiểu đường nhẹ, tiểu đường tiềm tàng hoặc kết hợp với các thuốc hạ đường huyết đối với các thể tiểu đường mức độ trung bình và nặng.

Chúng ta có thể đưa mức đường huyết trở lại bình thường để ngăn chặn cả bệnh tiền tiểu đường và tiểu đường, bằng cách những thay đổi nhỏ trong lối sống và chế độ dinh dưỡng như:

v     Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Chọn những thực phẩm ít chất béo và calo, nhưng giàu chất xơ. Do chất xơ giúp phóng thích chậm đường giúp giữ lượng đường huyết trong máu tăng chậm bởi vì chúng được tiêu hóa chậm hơn, do đó ngăn ngừa cơ thể sản xuất quá nhiều insulin. Nó cũng cung cấp năng lượng lâu dài và giúp no lâu hơn.

·   Ăn nhiều rau củ như: Bông cải xanh, Băp cải, bí ngô, Măng tây, đậu, cà rốt, tỏi, rau dền, Dưa chuột, Tráikhổ qua, Hành tây và trái cây như táo, lê, đào, và quả mọng, chuối, xoài, đu đủ

·   Ăn các loại ngũ cốc tự nhiên ít chế biến sẵn: Hãy ăn uống khoa học và chế biến theo kiểu cổ truyền và không nên ăn đồ ăn chế biến sẵn.

·   Hạn chế khoai tây trắng và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng và mì sợi trắng.

·   Hạn chế đồ ngọt tập trung bao gồm các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao chẳng hạn như kem. Giảm nước ép trái cây không nhiều hơn một ly một ngày. Hoàn toàn loại bỏ các đồ uống có đường ngọt.

·   Ăn lành mạnh ở hầu hết các bữa ăn, chẳng hạn như cá, đậu, hoặc thịt gà không da.

·   Chọn các loại thực phẩm với chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu, bơ, dầu thực vật rất tốt cho người tiểu đường. Hạn chế chất béo bão hòa từ sữa và các sản phẩm khác từ động vật. Loại bỏ hoàn toàn các chất béo trong đồ ăn nhanh và chế biến sẵn.

·   Có ba bữa ăn chính và một hoặc hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày và đặc biệt không bỏ bữa sáng.

·   Ăn chậm và dừng lại khi thấy vừa đủ.

v     Vận động: Hãy tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày với cường độ vừa 5 ngày/tuần. Theo các nghiên cứu, những bệnh nhân tiểu đường thường xuyên tập luyện ít có khả năng bị các biến chứng như đột quỵ và đau tim

v     Chú ý cân nặng: Giảm cân là mục tiêu quan trọng cho người bệnh tiểu đường (đặc biệt là tiểu đường tuyp 2). Béo phì làm tăng lượng đường huyết và kháng với insulin. Chương trình giảm cân thích hợp ngăn ngừa sự gia tăng các biến chứng do béo phì như huyết áp cao, bệnh tim mạch.

v     Không hút thuốc lá: Các sản phẩm thuốc lá có thể ảnh hưởng tới lưu thông máu trong cơ thể. Tuần hoàn máu bị ảnh hưởng có thể ảnh hưởng tới bệnh tiểu đường và gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu đang hút thuốc, hãy bỏ ngay. Hoặc nếu không hút thuốc thì bạn cũng đừng tập thói quen xấu này.

v     Liệu pháp thư giãn: Stress và lo âu cũng có thể khiến bạn có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn. Stress làm tăng sự giải phóng hormon tuyến yên ACTH, từ đó thúc đẩy giải phóng hormon cortisol từ tuyến thượng thận, còn được gọi là hormon stress, ảnh hưởng gián tiếp tới lượng đường huyết trong cơ thể.

v     Ngủ đều đặn: Thiếu ngủ có thể làm tăng lượng đường huyết và tăng sản sinh hormon stress cortisol. Để tránh điều này hãy duy trì giấc ngủ đều đặn liên tục 7-8 giờ.




YS. Ngô Minh Cường

  In bài viết



Hiển thị tin chuyên mục

Tin theo chuyên mục chưa được cấu hình thể hiển chuyên mục



TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN AN PHÚ

Địa chỉ: Đường Bờ Bắc Kinh Mới, Thị Trấn An Phú, Huyện An Phú, Tỉnh An Giang

Điện thoại: 076.3826718

Email: benhvien.anphu@angiang.gov.vn

© Trung tâm y tế huyện An Phú


Số người online: 5
Lượt truy cập: 286851
Thiết kế: